Những quốc gia từng bị cấm dự World Cup trong lịch sử

Trang Chủ » Tin tức World Cup » Những quốc gia từng bị cấm dự World Cup trong lịch sử

Trong lịch sử 21 lần tổ chức World Cup, đã có 7 đội tuyển vì nhiều lý do khác nhau mà bị cấm tham gia thi đấu. Đó là những đội nào? Nguyên nhân tại sao? Đây là thông tin mà trang cược thể thao tin rằng ít anh em biết nên sẽ chia sẻ ngay sau đây.

1 & 2. Nhật Bản và Đức: World Cup 1950

Lịch sử nhân loại ghi nhận Chiến tranh thế giới thứ hai được bắt đầu vào năm 1939 và kết thúc vào 1945. Cuộc chiến này đã khiến cho World Cup 1942 và 1946 không thể được tổ chức.

Mãi đến năm 1950, khi các nước đang dần hàn gắn các vết thương chiến tranh cũng như đã phần nào phục hồi kinh tế thì World Cup mới được tiếp tục diễn ra tại Brazil với 13 đội tuyển từ 3 liên đoàn bóng đá của 3 châu lục và khu vực: Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ. Kết quả chức vô địch thuộc về đội Uruguay, còn chủ nhà Brazil chỉ giành được ngôi Á quân.

Trước khi diễn ra World Cup 1950, các nước đều thống nhất 2 quốc gia đứng đầu chế độ phát xít phát động Chiến tranh thế giới thứ hai là Đức và Nhật Bản không được phép tham gia kỳ đại hội năm đó. Đây cũng là lần duy nhất kể từ khi lần đầu tiên tham gia World Cup vào năm 1934, Đức không có mặt ở đại hội bóng đá lớn nhất hành tinh này.

đội tuyển đức 1950

3. Nam Phi: World Cup 1966 đến 1990

Nam Phi là 1 đất nước có nền kinh tế tương đối phát triển trong khu vực. Tuy nhiên, trong quá khứ, quốc gia này từng trải qua thời kỳ dài đen tối nằm dưới ách cai trị của đế quốc Anh cho đến năm 1961. Suốt thời gian đó, Nam Phi không có quyền được dự World Cup.

Sau khi được giải phóng, Nam Phi lại rơi vào thời kỳ phân biệt chủng tộc nặng nề khiến cho nhiều nước trên thế giới tẩy chay. Chính vì thế, suốt từ năm 1966 đến 1990, quốc gia này bị FIFA áp dụng lệnh trừng phạt cấm tham dự World Cup.

4. Mexico: World Cup 1990

Việc các đội tuyển khai gian tuổi của cầu thủ, đưa những người quá tuổi so với quy định vào danh sách thi đấu nhằm nâng cao sức mạnh đội hình đã không còn là chuyện lạ. Và tất nhiên là luật bóng đá thế giới có những điều khoản cụ thể để trừng phạt những hành động này để đảm bảo tính công bằng trong thể thao.

Năm 1990, trước thềm World Cup, trong vòng loại giải trẻ thế giới, Mexico đã đưa ra sân 4 cầu thủ lớn hơn độ tuổi quy định. Ngay sau khi phát hiện vụ việc, FIFA đã áp lệnh cấm thi đấu quốc tế 2 năm đối với đội tuyển Mexico.

>> Tìm hiểu: FB88 và AE888, nên chọn cược bóng đá tại đâu?

5. Chile: World Cup 1990 và 1994

Khu vực Nam Mỹ với nhiều đội tuyển lớn như Brazil, Argentina, Uruguay… là nơi luôn xảy ra cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt để giành lấy tấm vé dự World Cup. Có nhiều quốc gia nói chung và cá nhân cầu thủ nói riêng phải tìm đủ mọi cách để có được những điểm lợi thế bằng hành động phi thể thao và Chile là 1 điển hình.

Năm 1989, trong trận đấu giữa Chile vs Brazil thuộc vòng loại World Cup khu vực Nam Mỹ, nhân cơ hội có 1 người hâm mộ ném pháo sáng vào sân, thủ môn Roberto Rojas của Chile đã giả vờ bị thương khiến trận đấu phải dừng lại. Tuy nhiên, sau khi các bên liên quan vào cuộc điều tra thì mới phát hiện hóa ra thủ thành này đã giấu sẵn 1 lưỡi dao trong găng tay và tự làm bản thân bị thương.

Roberto Rojas bị thương

Ngay khi kết quả này được công bố, FIFA đã tước quyền dự World Cup 1990 của Chile. Sau đó, xét thấy tính chất nghiêm trọng của sự việc, FIFA tiếp tục ra lệnh cấm Chile tham gia giải đấu này vào năm 1994. Còn về phía thủ thành Roberto Rojas, anh này bị cấm thi đấu suốt đời.

6. Myanmar: World Cup 2006

Chuyện bốc thăm và phải nằm chung bảng với những đối thủ mạnh hơn rất nhiều là điều vô cùng bình thường. Dẫu biết rằng đá trận đó sẽ thua nhưng vẫn phải hoàn thành trận đấu bởi vì quy chế quốc tế.

Tuy nhiên, trong 1 trận đấu thuộc vòng loại World Cup 2002 khu vực Châu Á, Myanmar đã quyết định bỏ thi đấu khi phải chạm trán đội tuyển rất mạnh đến từ Tây Á: Iran. Mặc dù trận đấu này chỉ có ý nghĩa thủ tục vì Myanmar chắc chắn đã bị loại, tuy nhiên, FIFA vẫn phạt đại diện Đông Nam Á 23.500 USD và cấm tham gia World Cup 2006.

7. Nga: World Cup 2022

Hồi cuối tháng 2/2022, Nga tấn công lãnh thổ của Ukraine. Cộng đồng thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây cực lực lên án cuộc chiến này. Dưới áp lực đó, FIFA quyết định tước quyền đá play-off khu vực Châu Âu của Nga, đồng thời cấm đội tuyển của quốc gia này tham dự World Cup 2022.